Một số lưu ý khi lắp đặt barrier tự động

Barrier tự động chính là một dạng thanh chắn giao thông tự động. Thiết bị này được sử dụng để phân luồng giao thông cũng như kiểm soát trật tự an ninh tại các khu chung cư, siêu thị, cơ quan, những nơi có mật độ người ra vào lớn,… Barrier được đưa vào sử dụng ngày càng phổ biến do hàng loạt tiện ích mà chúng mang lại. Vậy, cách lắp đặt thiết bị này như nào? Cần có những lưu ý gì? Chúng ta sẽ cùng khám phá bài viết dưới đây.

Barrier tự động được sử dụng phổ biến
Barrier tự động được sử dụng ngày càng phổ biến

1. Cấu tạo của barrier tự động

Trên thị trường hiện nay có 3 loại thanh chắn barrier tự động được dùng phổ biến nhất đó chính là barrier thanh chắn ngang, barrier thanh chắn gấp và barrier hàng rào. Cả ba loại này đều có cấu tạo tương đối giống nhau.

  • Tủ barrier: Bộ phận này còn được gọi là thân barrier, mô tơ,… Đây là bộ phận quan trọng nhất, điều khiển, chi phối, kiểm soát tới tất cả các hoạt động của cả hệ thống. Trong tủ barrier này gồm các thiết bị khác như lò xo, bảng main, bộ động cơ,…

 

  • Thanh chắn: Hay còn được gọi là tay cần. Ở mỗi một loại barrier như đã nêu ở trên thì sẽ có những thanh chắn khác nhau. Barrier thanh chắn thẳng thì thanh chắn sẽ là một khối kim loại thẳng. Model thanh gấp thì thanh chắn là hai đoạn được nối lại với nhau kết hợp cùng một dây kéo sao cho khi hoạt động, thanh chắn có thể gấp khúc lại. Barrier rào chắn có thanh chắn chính là một hàng rào kim loại. Bộ phận này sẽ có chiều dài từ 4 – 8m tùy khu vực đặt. Một đầu được nối với tủ barrier, đầu còn lại được đặt trên giá đỡ để giảm xung tốc đảm bảo vận hành ổn định.

 

  • Các thiết bị phụ trợ: Điều khiển từ xa, vòng cảm biến nhận diện xe, giá đỡ,…

2. Cách lắp đặt barrier tự động

Để cho barrier tự động có thể vận hành ổn định, đúng kỹ thuật chúng ta cần có cách lắp đặt đúng.

Lắp đặt barrier tự động

Lắp đặt barrier

Làm đế móng và tiến hàng lắp barrier

Bước đầu tiên chính là tiến hành làm đế móng cho barrier. Đế móng được làm bằng bê tông. Chúng ta tiến hành đổ một lớp bê tông theo hình đế của barrier với độ dày từ 30 – 50cm. 

Tiến hành lắp tủ barrier với thanh chắn

Tiến hành hàn trước 4 bu lông của barrier vào một bảng sắt, đặt xuống hố trước khi đổ bê tông lên. Để vài ngày cho bê tông chết, sau đó tiến hành dựng barrier vào đế và bắt 4 bu lông ở đáy thật chắc chắn. Các đầu thừa của dây nguồn, dây vòng từ cần được đẩy vào đáy tủ.

Nối dây nguồn cho barrier

Chúng ta tiến hành đấu nối dây nguồn với bảng main của barrier. Sau đó cài đặt tần số cho điều khiển tự động, chúng ta có thể cài đặt thời gian để barrier có thể tự động hạ. Lắp thanh chắn vào thân barrier cũng như tiến hành lắp thanh đỡ đầu thanh chắn. Cuối cùng chúng ta căn chỉnh lò xo, nối dây nguồn, nối dây vòng từ,…

Tiến hành cắm điện và vận hành thử cầu nâng, nếu thiết bị cho khả năng nâng, hạ thanh chắn tốt không bị rung lắc là được.

>>>Có thể bạn quan tâm: Tại sao nên chọn mua máy rửa xe thương hiệu V-Jet?

3. Một số lưu ý khi lắp đặt barrier tự động

Đầu tiên chúng ta cần lựa chọn barrier sao cho phù hợp với địa hình, cũng như mục đích và nhu cầu sử dụng. Ví dụ như tại những khu vực rộng, thoáng đãi như các khu chung cư, cơ quan,… thì nên dùng barrie thanh chắn thẳng. Thanh chắn gấp phù hợp với những khu vực nhỏ hẹp như hầm gửi xe, trạm thu phí,…. Các khu quân sự, đặc khu kinh tế,… thường dùng barrier rào chắn.

Những lưu ý khi lắp đặt barrier

Những lưu ý khi lắp đặt barrier

Lưu ý lắp đúng kỹ thuật để thiết bị có khả năng vận hành tốt

Vị trí lắp đặt phải khô ráo, bằng phẳng ít bị ngập nước để bảo vệ tủ barrier khỏi bị hư hỏng.

Barrier thường được đặt ngoài trời nên hệ thống dây dẫn điện phải đảm bảo có chất lượng tốt.

Đảm bảo nối barrier với các thiết bị tự động như cảm biến hồng ngoại, đầu lọc thẻ, điều khiển từ xa, cảm biến hồng ngoại,… phải đúng kỹ thuật, chính xác theo như sơ đồ lắp đặt của nhà sản xuất cung cấp để đảm bảo khả năng vận hành ổn định.

Trên đây là cách lắp đặt cũng như một số lưu ý trong quá trình lắp đặt barrier tự động. Người dùng cần lắp đúng các bước cũng như nắm vững kỹ thuật để đảm bảo chất lượng cho thiết bị cũng như khả năng vận hành.

It's only fair to share...Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedInShare on RedditPin on PinterestShare on TumblrShare on StumbleUponShare on VKDigg thisFlattr the authorShare on YummlyBuffer this page

Related Posts:

Sơ đồ lắp đặt hệ thống máy nén khí trục vít có máy sấy khí tác nhân lạnh

Lắp đặt hệ thống máy nén khí trục vít như thế nào là đúng?

Máy nén khí trục vít là loại máy được ứng...

ưu và nhược điểm của máy nén khí trục vít

Ưu điểm và nhược điểm của máy nén khí trục vít

Máy nén khí trục vít được sử dụng phổ biến...

Hệ thống làm mát đóng vai trò quan trọng trong hệ thống máy nén khí trục vít

Hệ thống làm mát đóng vai trò như thế nào với máy nén khí trục vít?

Máy nén khí trục vít là loại máy được ứng...

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm