Phanh ABS và CBS khác nhau như thế nào? Phanh nào an toàn hơn?

ABS và CBS là hai hệ thống phanh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hai loại phanh này được trang bị cả trên ô tô và xe máy, đảm bảo an toàn cho suốt quá trình di chuyển của phương tiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phanh ABS và CBS. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về hai công nghệ phanh này qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Tìm hiểu về phanh ABS là gì?

Phanh ABS hiện nay được ứng dụng trên nhiều dòng xe máy, ô tô vì được đánh giá là có độ an toàn cao.

Phanh ABS là gì?

Phanh ABS trên xe Winner
<em><span style="font-family: 'times new roman', times, serif; font-size: 14pt;">Phanh ABS trên xe Winner</span></em>

Bạn có biết ABS là viết tắt của từ gì? Thực tế, ABS chính là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Anti-lock Braking System. Nó có nghĩa là hệ thống chống bó cứng phanh. Hệ thống này chống bó cứng phanh trong quá trình phanh, từ đó tránh khỏi tình trạng trượt bánh, dẫn tới tình trạng xe xoay ngang gây ra rất nhiều nguy hiểm.

Hệ thống thắng ABS có cơ cấu dạng phanh điều khiển điện tử, ngăn ngừa tình trạng bánh xe bị hãm cứng trong tình huống phanh khẩn cấp. Từ đó giúp người điều khiển xe duy trì khả năng kiểm soát tốt hướng lái xe cũng như tránh được hiện tượng văng trượt.

Phanh ABS có từ khi nào?

Dòng S-Serier là xe ô tô có phanh ABS đầu tiên (1978)
<em><span style="font-family: 'times new roman', times, serif; font-size: 14pt;">Dòng S-Serier là xe ô tô có phanh ABS đầu tiên (1978)</span></em>

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS xuất hiện lần đầu vào năm 1920 bởi Gabriel Voisin. Tuy nhiên nó phục vụ cho hệ thống phanh của máy bay thay vì ô tô và xe máy như ngày nay.

Phải đến năm 1930, tập đoàn Bosch (Đức) mới có ý tưởng chế tạo phanh ABS cho ô tô. Đến năm 1978, hệ thống ABS cho ô tô lần đầu tiên được xuất hiện trên dòng xe S – Serier (Mercedes Benz). Sau đó, hệ thống phanh ABS ô tô ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, phải đến năm 1988, phanh ABS mới được ứng dụng trên xe moto, với model BMW K100 (BMW). 

Tại thời điểm đó công nghệ ABS còn khá cồng kềnh và sơ khai. Tuy nhiên, sau rất nhiều năm phát triển, cải tiến, hệ thống phanh ABS đã ngày càng nhỏ gọn với độ ổn định cao. Nó có mặt trên rất nhiều xe máy, ô tô hiện nay.

BMW K100 – dòng xe moto đầu tiên có hệ thống ABS
<em><span style="font-family: 'times new roman', times, serif; font-size: 14pt;">BMW K100 – dòng xe moto đầu tiên có hệ thống ABS</span></em>

Cấu tạo phanh ABS

ABS là hệ thống phanh điện tử hiện đại, cho nên có cấu tạo khá phức tạp. Chúng gồm một số bộ phận cơ bản như sau:

  • ECU điều khiển trượt (Electronic Control Unit): bộ phận này còn được gọi là hộp đen. Nó cho khả năng xác định mức trượt của các bánh xe với mặt đường dựa vào những thông tin đầu vào do hệ thống cảm biến gửi tới. Từ đó mà điều khiển bộ chấp hành của phanh.
  • Công tắc phanh: có chức năng thông báo cho ECU biết khi nào người lái xe đạp phanh và kết thúc quá trình đạp phanh.
  • Bộ chấp hành của phanh: có chức năng điều khiển áp suất thủy lực của các xi-lanh ở bánh xe nhờ tín hiệu đầu ra của ECU.
  • Cảm biến tốc độ: cho khả năng nhận biết tốc độ của từng bánh xe rồi truyền tín hiệu tới hộp đen điều khiển.
  • Cảm biến giảm tốc: chi tiết này chỉ có ở một số loại xe. Nó cho biết mức giảm tốc của xe rồi truyền đến ECU. ECU sẽ xử lý rồi đưa ra những điều khiển cụ thể thích hợp.
  • Đèn báo táp lô: khi ECU phát hiện hệ thống phanh ABS gặp sự cố, đèn này sẽ phát sáng để thông báo.
Hệ thống ABS có cấu tạo phức tạp
<em><span style="font-family: 'times new roman', times, serif; font-size: 14pt;">Hệ thống ABS có cấu tạo phức tạp</span></em>

Nguyên lý vận hành của phanh ABS

Với khả năng chống bó cứng, hệ thống phanh ABS này có nguyên lý làm việc như sau:

Khi tài xế đạp chân phanh, dầu thủy lực sẽ được đẩy vào bộ điều khiển thủy lực. Tại đây nó bị ép lại để gia tăng áp suất trước khi được đưa đến các bộ phận phanh trong xe. 

Hệ thống phanh ABS trên xe ô tô gồm có một “máy tính” (ECU) cùng các cảm biến ở 4 bánh xe. Những cảm biến này sẽ cung cấp dữ liệu về cho ECU, khi nhận thấy một hoặc nhiều bánh xe bị bó cứng. Lúc này, ECU sẽ điều khiển bộ chấp hành phanh khiến hệ thống đóng van không cho dầu phanh chảy xuống. Từ đó giúp điều chỉnh áp lực phanh tại mỗi bánh loại bỏ khả năng trượt lốp.

Hệ thống ABS chống bó cứng phanh
<em><span style="font-family: 'times new roman', times, serif; font-size: 14pt;">Hệ thống ABS chống bó cứng phanh</span></em>

Ngoài ra, nếu như một hoặc nhiều bánh xe quay quá nhanh hoặc quá chậm thì bộ phận ECU sẽ điều khiển bộ chấp hành để tự động giảm áp suất tác động lên phanh cũng như có điều chỉnh phù hợp nhất với từng trường hợp.

Từ vận tốc 20km/h thì hệ thống ABS sẽ tự động vận hành. Xe di chuyển dưới 20km/h thì phanh ABS sẽ ngưng hoạt động. 

Xem thêm::
Mua xe máy cần những giấy tờ gì?
Phỏng bô xe máy phải làm như thế nào?

Tìm hiểu về phanh CBS là gì?

Cùng với ABS, CBS là một trong 2 loại phanh xe được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Phanh CBS là gì?

Phanh CBS
<em><span style="font-family: 'times new roman', times, serif; font-size: 14pt;">Phanh CBS</span></em>

CBS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Combi Brake System. Đây là hệ thống phanh kết hợp. Hiểu đơn giản thì CBS chính là hệ thống phanh kết hợp giữa cả phanh trước và sau.

Những chiếc xe thông thường, khi bóp phanh trước thì bánh trước sẽ tạo ma sát và dừng lại, khi bóp phanh sau thì bánh xe sau sẽ dừng lại. Nhưng đối với công nghệ phanh CBS thì khi chúng ta bóp phanh sau, lực ma sát sẽ tạo ra ở cả hai bánh xe, giúp cho khoảng dừng ngắn, có độ an toàn cao.

Hệ thống phanh này giúp đảm bảo độ cân bằng trong việc phân phối lực giữa bánh trước và bánh sau cùng lúc. Từ đó mang lại sự cân bằng cho người điều khiển xe. Hệ thống này phù hợp cho những người điều khiển xe chưa có nhiều kinh nghiệm về phanh xe.

Phanh CBS có từ khi nào?

Honda GL1100 Gold Wing - xe mô tô đầu tiên có phanh CBS
<em><span style="font-family: 'times new roman', times, serif; font-size: 14pt;">Honda GL1100 Gold Wing – xe mô tô đầu tiên có phanh CBS</span></em>

Cách phanh xe hiệu quả nhất sao cho đảm bảo khoảng dừng ngắn chính là kết hợp cùng lúc cả hai phanh (phanh trước và phanh sau). Tuy nhiên điều này khá khó đối với phần đông người điều khiển xe máy hiện nay. Chính vì vậy mà công nghệ phanh CBS đã được ra đời.  Năm 1983, Honda GL1100 GoldWing chính là dòng xe đầu tiên được ứng dụng công nghệ phanh này.

Hiện nay công nghệ phanh CBS ngày càng được cải tiến. Nó được ứng dụng phổ biến trên xe máy.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của phanh CBS

Cấu tạo hệ thống phanh CBS này gồm có 2 bộ phận chính:

  • Hệ thống dây phanh: gồm có dây phanh trước và phanh sau.
  • Bộ điều chỉnh áp lực phanh: tiến hành phân bổ lực phanh xuống 2 cụm phanh ở bánh xe trước và sau.
Phanh CBS kết hợp cả 2 phanh nên khoảng dừng ngắn
<em><span style="font-family: 'times new roman', times, serif; font-size: 14pt;">Phanh CBS kết hợp cả 2 phanh nên khoảng dừng ngắn</span></em>

Phanh CBS có nguyên lý vận hành dựa trên bộ điều chỉnh áp lực làm giảm quãng đường phanh và tăng độ an toàn trong những trường hợp khẩn cấp. Khi bóp phanh thì phần lực ma sát sẽ được tạo ra ở cả 2 bánh xe. Từ đó giúp đảm bảo sự cân bằng lực ở cả bánh trước và bánh sau. Chính bởi sự phân chia lực đồng đều cùng lúc cho cả hai bánh giúp tổng thể xe cân bằng khi xảy ra những tình huống phanh gấp. Đây được đánh giá là hệ thống phanh dễ dùng, nhất là những người lá có ít kinh nghiệm về phanh xe.

Phanh ABS và CBS phanh nào an toàn hơn?

Từ những khác biệt về cấu tạo cũng nguyên lý hoạt động, chúng ta có thể thấy công nghệ phanh ABS và CBS đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Với phanh CBS, ưu điểm nổi bật nhất chính là khả năng phân bổ lực phanh đều, tối ưu quãng đường phanh. Tuy nhiên, nhìn chung phanh CBS hoạt động không khác nhiều so với hệ thống phanh thường. Vì vậy trong điều kiện đường trơn trượt hay tình huống phanh gấp, hệ thống phanh này vẫn xảy ra tình trạng bó cứng đĩa phanh.

Phanh ABS được đánh giá là an toàn hơn
<em><span style="font-family: 'times new roman', times, serif; font-size: 14pt;">Phanh ABS được đánh giá là an toàn hơn</span></em>

Còn với phanh ABS, điểm cộng lớn nhất là khả năng chống bó cứng đĩa phanh, từ đó giúp xe giữ độ bám và thăng bằng. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giúp hệ thống phanh ABS được đánh giá là an toàn hơn so với CBS. Mặc dù vậy, một nhược điểm nhỏ của phanh ABS chính là quãng đường phanh khá lớn. Do cơ chế hoạt động nhấp – nhả cho nên quãng phanh của ABS sẽ dài hơn phanh bình thường.

Xe nào sử dụng CBS, xe nào dùng ABS?

Thực tế hiện nay cho thấy, hệ thống phanh trên ô tô đa phần là ABS. Việc lắp phanh ABS trên xe ô tô đã trở thành một trong những điều kiện tiên quyết đối với nhiều người khi chọn mua xe. Còn hệ thống phanh CBS thường chỉ được lắp đặt ở trên xe máy.

ABS là hệ thống chống bó cứng phanh thường được thấy trên những dòng xe máy thuộc phân khúc cao cấp như SH, SH Mode, Fancy, Liberty, Madley, Winner X, Grande, Freego S, Air Blade 2023,… 

Còn hệ thống phanh CBS là hệ thống phanh kết hợp, thường được trang bị trên những dòng xe máy có mức giá tầm trung như Lead, Vision, Blade, Sirius, Vario, Future,…

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về phanh ABS và CBS. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về hai hệ thống phanh này.

It's only fair to share...Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedInShare on RedditPin on PinterestShare on TumblrShare on StumbleUponShare on VKDigg thisFlattr the authorShare on YummlyBuffer this page

Related Posts:

Bộ lọc khí bẩn cũng là nguyên nhân khiến máy tiêu tốn điện năng hơn bình thường

Lý do máy nén khí tiêu tốn điện năng hơn bình thường

Máy nén khí được xếp vào một trong những loại...

Sự cố máy nén khí dừng hoạt động đột ngột là sự cố phổ biến nhiều người dùng gặp phải

Tại sao máy nén khí đang chạy thì ngừng hoạt động?

Trong quá trình hoạt động, do nhiều nguyên nhân chủ...

Người dùng nên lắp đặt máy ở nơi thoáng mát, có hệ thống thông gió, làm mát

Tìm hiểu nguyên nhân máy nén khí trục vít bị nóng bất thường?

Máy nén khí được ứng dụng rất rộng rãi hiện...

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm