Phỏng bô xe máy phải làm sao? Cách sơ cứu và những lưu ý không để lại sẹo

Phỏng bô là một trong những tổn thương da phổ biến nhất hiện nay, bởi xe máy là phương tiện di chuyển chính. Mặc dù phỏng bô xe máy không gây nguy hiểm tới tính mạng thế nhưng nó lại có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy nên hôm nay chúng tôi và các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu chủ đề “Phỏng bô xe máy phải làm sao? Cách sơ cứu và cách chăm sóc không để lại sẹo” qua bài viết sau nhé! 

Phỏng bô xe máy phải làm sao
Phỏng bô xe máy phải làm sao

Xác định mức độ nặng-nhẹ phỏng bô xe máy

Phỏng bô xe máy là một trong những trường hợp phỏng do nhiệt. Có rất nhiều người nhầm tưởng phỏng bô chỉ ở cấp độ nhẹ (mức độ 1, 2). Vậy nhưng trên thực tế, phỏng bô cũng rất dễ bị phỏng sâu (do nhiệt độ của ống bô ở ngưỡng rất cao). Do đó, thời gian điều trị thường sẽ kéo dài, khiến cuộc sống và tâm lý bị ảnh hưởng khá nhiều. 

Phỏng mức độ 1:

Phỏng mức độ 1 là những vết phỏng chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da hoặc biểu bì và thường sẽ có các triệu chứng là đỏ da và đau nhẹ. 

Vì mức độ vết phỏng ở mức độ nhẹ, vậy nên các bạn có thể không cần phải đến bệnh viện hay các cơ sở y tế để điều trị. Thay vào đó sẽ tự thực hiện các bước sơ cấp cứu ngay tại nhà. Sau khi đã sơ cứu tại nhà những cơn đau của vết phỏng vẫn không giảm bớt thì lúc này bạn mới đến bác sĩ.

Phỏng mức độ 2:

Phỏng mức độ 2  nghiêm trọng hơn phỏng mức độ 1, nó có thể gây tổn thương đến lớp thứ 2 của da hoặc lớp hạ bì. Vết phỏng độ 2 thường có màu đỏ đậm, đau rát và phồng rộp. 

Nhận biết được mức độ phỏng sẽ giúp bạn xử lý vết phỏng tốt nhất
Nhận biết được mức độ phỏng sẽ giúp bạn xử lý vết phỏng tốt nhất

Phỏng độ 2 được xem là loại phỏng khá nặng và có thể khiến cho da của các bạn bị nhiễm trùng. Chính vì vậy, các bạn nên đến gặp bác sĩ sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu cho vết phỏng. 

Phỏng mức độ 3:

Phỏng độ 3 là loại phỏng nặng nhất, thường nó ảnh đến cả 2 lớp biểu bì và chân bì. Nếu vết phỏng làm ảnh hưởng đến dây thần kinh các bạn có thể không cảm giác thấy đau. Những vết phỏng quá nặng còn gây gây tổn thương nghiêm trọng như làm hỏng cơ xương và các mô.

Nếu bị phỏng độ 3, các bạn cần phải đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức, thường những ca phỏng này cần phải ghép da hoặc thay da mới có thể chữa lành vết thương. 

Phỏng bô xe máy phải làm sao? 

Phỏng bô xe máy phải làm sao, sơ cứu như thế nào không phải ai cũng biết. Trên thực tế, sơ cứu phỏng bô xe máy cũng tương tự các loại phỏng nhiệt khác. Mục tiêu sơ cứu ban đầu là để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng, vậy nên  cần phải nhanh. Dưới đây là 4 bước quan trọng khi sơ cứu phỏng bô xe máy gồm: 

Những bước sơ cứu cần làm khi phỏng bô xe máy
Những bước sơ cứu cần làm khi phỏng bô xe máy

Loại bỏ quần áo trên vết phỏng:

Bởi quần áo có tác dụng giữ nhiệt khiến cho vết phỏng lan rộng và có thể gây tổn thương sâu hơn. Do đó, việc đầu tiên các bạn cần làm đó là cởi bỏ quần áo ở vùng bị phỏng càng sớm càng tốt. 

Làm mát vùng da bị phỏng:

Bước tiếp theo sau khi loại bỏ quần áo trên vùng da bị phỏng chính là cần nhanh chóng ngâm, hoặc rửa trực tiếp vết phỏng dưới vòi nước sạch và mát. Điều này sẽ giúp hạ nhiệt vùng da phỏng, đồng thời không để nhiệt độ tiếp tục làm tổn thương đến các tổ chức bên trong da. Các bạn chỉ nên ngâm rửa vết phỏng từ 15 – 20 phút sau khi bị phỏng Sau khoảng thời gian này việc ngâm rửa sẽ không còn nhiều tác dụng, đồng thời nếu ngâm quá lâu có thể gây trầy vết bỏng.

Làm sạch vết phỏng:

Sau khi vết phỏng đã được làm mát, các bạn cần rửa lại lần nữa với dung dịch Povidine 10% hoặc nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) . Tuyệt đối không được rửa vết phỏng bằng nước oxy già, bôi thuốc đỏ hoặc cồn,…Bởi vì các dung dịch này sẽ gây chết mô hạt khiến để lại sẹo.  

Làm sạch vết phỏng nên lựa chọn những dung dịch dịu nhẹ không gây kích ứng
Làm sạch vết phỏng nên lựa chọn những dung dịch dịu nhẹ không gây kích ứng

Ngoài ra, đối với những người bị dị ứng với Iot hoặc là phụ nữ mang thai, đang cho con bú không nên không dùng Povidine để chữa trị phỏng. 

Băng bó:

Đối với những vết phỏng nhẹ, nông sẽ tự lành sau khoảng thời gian tầm 2 tuần. Còn với những vết phỏng nặng hơn, các bạn tuyệt đối không nên chọc vỡ bọng nước. Đồng thời cũng không cần phải băng bó vùng da bị phỏng mà nên để nó thông thoáng, làm như vậy sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. 

Để tránh các bụi bẩn bám dính vào vết thương bị phỏng, khi ra ngoài các bạn có thể che chắn bằng cách mặc áo và quần dài, rộng và băng vết thương lại bằng gạc mỡ Vaseline. Lưu ý, chỉ nên băng hờ, tuyệt đối không nên băng quá chật, quá kín, bởi vì nó có thể gây sừng hóa da non. 

Những điều cần lưu ý trong việc điều trị phỏng bô xe máy giúp không để lại sẹo

Ngoài các bước sơ cứu như bên trên, nhằm tránh vết thương để lại sẹo, cách tốt nhất đó là nên chủ động phòng tránh các nguy cơ làm tăng khả năng hình thành sẹo với những lưu ý sau đây: 

Những vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc vết thương phỏng bô
Những vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc vết thương phỏng bô
  • Luôn làm ẩm băng quấn trước khi tháo ra để thay thế băng quấn mới, như vậy sẽ tránh việc băng cũ dính vào vết thương. 
  • Chỉ nên che nhẹ vùng da bị phỏng bằng băng dính vô trùng và cố định lại bằng những dụng cụ gài băng hoặc kim kẹp bên ngoài. Không nên tạo áp lực lên vùng bị phỏng. 
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu về việc sử dụng các thuốc trị sẹo phỏng bô để bôi lên vết phỏng, thuốc mỡ kháng sinh là thuốc bôi trị sẹo được khuyên dùng. 
  • Tránh làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nước nào, vì khi các rộp nước bị vỡ có thể gây ra nhiễm trùng. Ngoài ra, không thoa nước đá hoặc thuốc mỡ nếu không có chỉ định của bác sĩ. Tất cả đều có thể gây ra nhiễm trùng cho vùng da bị tổn thương.
  • Nên uống thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen để kiểm soát các cơn đau. Thông thường những cơn đau ban đầu sẽ biến mất khi cơ thể tiết ra chất gọi adrenaline, tuy nhiên những cơn đau này vẫn sẽ trở lại sau khi hồi phục cú sốc đầu tiên do chấn thương gây ra. Tốt nhất các bạn nên uống thuốc giảm đau ngay sau khi bị thương, có thể kèm theo các loại thuốc chống dị ứng để giúp giảm ngứa da, tránh vô tình gây nên xây xát thêm lên vết phỏng. 

Để các vết phỏng không để lại sẹo

  • Khi thấy vết phỏng lâu lành hay có những dấu hiệu bất thường, các bạn cần nghi ngờ khả năng nhiễm trùng. Vì những vùng da bị bỏng chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sống và gây bệnh, vậy nên rất dễ bị nhiễm trùng. 

Cần thăm khám sớm tại các cơ sở ý tế để được chăm sóc chuyên biệt nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như sau:

  • Vùng da bị phỏng trở nên phồng rộp hơn, có đường kính lớn hơn 5cm hoặc đang có hiện tượng chảy dịch, mủ.
  • Có triệu chứng của nhiễm trùng như sốt, vết thương tấy đỏ, sưng nhiều hơn, ra dịch và tăng mức độ đau. 

Trên đây chúng tôi và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu “phỏng bô xe máy phải làm sao? Cách sơ cứu và những lưu ý cần thiết để tránh để lại sẹo”. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn nhận biết được mức độ phỏng và cách xử lý an toàn nhất!

It's only fair to share...Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedInShare on RedditPin on PinterestShare on TumblrShare on StumbleUponShare on VKDigg thisFlattr the authorShare on YummlyBuffer this page

Related Posts:

Một số sự cố thường gặp của máy nén khí trục vít

Những lỗi thường hay gặp phải ở máy nén khí trục vít

Máy nén khí là thiết bị công nghiệp đang ngày...

Van an toàn máy nén khí giữ vai trò quan trọng

Vai trò quan trọng của van an toàn trong máy nén khí

Hiện nay, máy nén khí được sử dụng rộng rãi...

Trong quá trình vận hành, máy nén khí trục vít có thể phát sinh nhiều lỗi khác nhau

Máy nén khí khi vận hành thường gặp những lỗi phổ biến nào?

Máy nén khí cũng là một loại thiết bị máy...

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm