Tháp giải nhiệt là gì? Chức năng và cấu tạo tháp giải nhiệt

Hiện nay, tháp giải nhiệt công nghiệp đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như cáp điện, luyện kim, sản xuất rượu bia,… Tuy nhiên, dù là thiết bị đã khá quen thuộc trong đời sống xã hội hiện nay nhưng không phải người dùng nào cũng nắm được tháp giải nhiệt là gì? Chức năng và cấu tạo tháp giải nhiệt.

Do đó, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với quý khách một số thông tin liên quan tới đặc điểm, chức năng và cấu tạo của tháp giải nhiệt. Mong rằng nhờ vậy quý khách có thể sử dụng thiết bị an toàn, bền bỉ cùng thời gian.

Tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt là thiết bị hoạt động dựa vào nguyên lý bay hơi của nước vào không khí để loại bỏ nhiệt trong nước. Cụ thể, nước nóng đưa vào tháp sẽ được phun đều lên tấm tản nhiệt. Trong khi đó, luồng không khí bên ngoài sẽ được đưa vào tháp từ cổng nạp khí ở đáy. Sau đó, luồng gió đi lên, cuốn theo hơi nước nóng và thải ra ngoài khí quyển. Nhờ đó, nước sẽ được làm mát và chuyển tới giải nhiệt cho các loại máy móc, trang thiết bị trong nhà xưởng.

Tháp giải nhiệt nước
<em>Tháp giải nhiệt nước công nghiệp là thiết bị không thể thiếu trong nhiều nhà máy</em>

Chức năng của tháp giải nhiệt

Tháp hạ nhiệt thường được sử dụng trong các nhà máy để làm mát động cơ, máy móc công nghiệp. Thiết bị được ưu ái sử dụng vì ít gây đóng cặn, ăn mòn hay hao hụt nước, hạn chế xả thải ra môi trường và tiết kiệm năng lượng, chi phí cho việc giải nhiệt máy móc. Vì vậy, tháp làm mát nước công nghiệp đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sau:

– Sản xuất nước đá, đá viên.

– Hỗ trợ cấp đông, bảo quản thủy hải sản trong công nghiệp chế biến thủy sản.

– Giải nhiệt cho các lò phản ứng trong ngành công nghiệp hóa chất.

– Hỗ trợ ép khuôn nhựa và sản xuất các bao bì nhựa trong ngành nhựa.

– Làm mát động cơ, máy phát điện trong các nhà máy điện.

– Làm lạnh phôi thép, nhôm trong ngành luyện kim.

– Tham gia vào hệ thống điều hòa không khí trong các tòa nhà lớn.

– Hỗ trợ sản xuất và bảo quản dược phẩm ở nhiệt độ thích hợp.

– Tham gia vào lĩnh vực sản xuất rượu bia, xử lý nước thải,…

Tháp hạ nhiệt
<em>Tháp giải nhiệt nước tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau</em>

Cấu tạo của tháp giải nhiệt nước

Bên cạnh vấn đề tháp giải nhiệt là gì, người dùng hiện còn rất quan tâm tới cấu tạo của thiết bị. Theo đó, tháp hạ nhiệt cooling tower thường bao gồm các bộ phận chính sau:

– Khung và vỏ tháp: ở các model lớn, khung và vỏ tháp tách biệt nhau. Khung tháp là các tấm kim loại vững chắc bên trong tháp và được bao phủ bởi vỏ tháp bên ngoài. Còn ở các model có công suất nhỏ thì vỏ tháp đóng vai trò là khung tháp. Bộ phận này được làm từ thép không gỉ hoặc sợi thủy tinh chống lão hóa, chống ăn mòn, không bị bám rong rêu, có tuổi thọ cao và dễ vệ sinh trong thời gian tháp hoạt động.

– Tấm tản nhiệt: còn được gọi là filling, tấm giải nhiệt, khối đệm,… Bộ phận này thường được làm từ nhựa hoặc gỗ, làm nhiệm vụ tản đều nước từ ống phun, giúp trao đổi nhiệt với không khí hiệu quả hơn và mang lại hiệu quả giải nhiệt nước tối ưu.

Cấu tạo của tháp giải nhiệt nước
<em>Cấu tạo cơ bản của tháp hạ nhiệt nước công nghiệp</em>

– Đầu phun và ống phun: có chức năng phân chia nước đồng đều trên bề mặt khối đệm để làm mát nước hiệu quả. Đầu phun thường được làm bằng nhựa ABS hoặc hợp kim nhôm tùy công suất của thiết bị. Các model tháp hạ nhiệt có công suất nhỏ thường được trang bị đầu phun nhựa còn những model công suất lớn sử dụng đầu phun nhôm. Ống phân chia nước thường làm từ nhựa cao cấp.

– Quạt gió: làm nhiệm vụ thông gió trong tháp, đưa lượng không khí từ bên ngoài vào hệ thống giải nhiệt, giúp trao đổi nhiệt với nước hiệu quả hơn và làm mát nước tốt hơn. Các model tháp hạ nhiệt có công suất thấp sử dụng cánh quạt bằng nhựa ABS còn những model tháp giải nhiệt cooling tower công suất cao được trang bị cánh quạt bằng hợp kim nhôm.

– Đế bồn: chứa nước lạnh, đặt ở đáy tháp, chuyên nhận nước mát chảy xuống.

– Các bộ phận khác: lưới chắn nước, động cơ, hộp số, hộp giảm tốc, thang,…

Tham khảo thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố nước lẫn trong dầu bôi trơn máy nén khí

Những thông tin trên đã giúp quý khách tìm được đáp án cho câu hỏi tháp giải nhiệt là gì, chức năng và cấu tạo tháp giải nhiệt công nghiệp như thế nào để có thể chọn mua, lắp đặt và sử dụng thiết bị cho hiệu quả cao nhất.

It's only fair to share...Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedInShare on RedditPin on PinterestShare on TumblrShare on StumbleUponShare on VKDigg thisFlattr the authorShare on YummlyBuffer this page

Related Posts:

Máy nén khí thường xuyên hỏng hóc do không được thay dầu định kỳ

Tác hại của việc không thay dầu máy nén khí định kỳ

Dầu có tác dụng truyền tải năng lượng giúp tăng...

Ngành giải trí cũng rất cần đến máy nén khí

Ứng dụng của máy nén khí công nghiệp trong ngành giải trí

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của...

Phương pháp làm mát máy nén khí bằng nước

Phương pháp làm mát nào được áp dụng cho máy nén khí

Trong khi hoạt động máy bơm khí nén thực hiện...

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm